Nội dung chính
Nhà không chỉ là nơi để ở, nhà còn là nơi để yêu thương, để vỗ về. Đó chính là điều mà phong cách Scandinavian hướng đến trong những thiết kế nội thất của nó. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây sự độc đáo cũng như cách bài trí không gian theo phong cách này một cách hợp lý nhé!
Theo nguyên tắc thiết kế nội thất Scandinavian, đẹp không nhất thiết là phải từ bỏ đi chức năng, điều này giúp tạo ra những thiết kế đa năng, tiện dụng và có tính thẩm mỹ cho căn hộ và ngôi nhà của bạn. Thêm vào đó, khi được tạo nên bởi những đường nét phóng khoáng, tối giản, Scandinavian mang đến sự thoải mái và thanh bình cho chủ nhân của nó.
Thiết kế Scandinavia xuất hiện trong những năm 1930 ở vùng Bắc Âu rồi nhanh chóng lan rộng ra thế giới. Ý tưởng của phong cách này đến từ những đặc điểm tự nhiên và khí hậu của khu vực Bắc Âu. Khi mùa đông lạnh giá kéo đến, để có thể giữ ấm căn nhà và tận dụng được nguồn sáng tự nhiên thì các bà nội trợ đã tối giản đồ đạc, tạo nhiều diện tích đón nhận mặt trời. Vì vậy khi nhắc đến Scandinavian, người ta sẽ nghĩ đến sự nhẹ nhàng, ấm cúng.
Tìm hiểu về Scandinavian chúng ta sẽ biết đến khái niệm “Hygge”. Trong tiếng Na Uy từ này có nghĩa là “hạnh phúc”. Vì vậy tất cả các đặc điểm của thiết kế Scandinavian đều tập trung tạo nên trải nghiệm bình yên, ấm cúng và hài hòa. Đây cũng được coi là một nghệ thuật trong lối sống và thiết kế nội thất ngày nay.
Màu sắc
Bảng màu theo phong cách thiết kế Scandinavian điển hình đòi hỏi rất nhiều sự tinh tế. Hầu hết các bức tường, đồ dùng theo lối thiết kế này luôn là màu trắng cho phép đồ nội thất trở nên nghệ thuật và quyến rũ hơn. Ngày nay, với sự cách tân trong thiết kế hiện đại, bảng màu của Scandinavian đã được đưa thêm các yếu tố mới tạo điểm nhấn sinh động hơn. Do đó, các tông màu ngọc trai sang chảnh, màu đất nung và hồng gỉ đang thay thế các tông màu pastel nhẹ nhàng để tạo thêm sự ấm áp và cá tính cho ngôi nhà.
Chất liệu
Phong cách thiết kế Scandinavian ưa chuộng các đồ dùng chất liệu mềm mại và tự nhiên. Vì vậy, sàn nhà sẽ được lựa chọn các loại gỗ sáng màu như sồi, thông hoặc tần bì còn các vật dụng khác sẽ ưu tiên chất liệu từ len, bông,… tạo cảm giác ấm cúng. Nội thất bố trí theo phong cách Scandinavian đầy nghệ thuật. Thêm vào đó, để tăng sự thú vị cho giao diện chung của căn phòng, việc bố trí các xếp lớp mềm như chăn, đệm, thảm với kết cấu khác nhau cũng là một giải pháp được ứng dụng nhiều ngày nay.
Hình khối
Với sự phối kết hợp giữa tính nghệ thuật và thực tiễn, sự ấm cúng và sống động, phong cách Scandinavian cũng lựa chọn nội thất với nhiều điểm độc đáo về hình khối. Không gò bó, khô cứng trong việc tạo hình căn hộ, Scandinavian khuyến khích đưa sự uyển chuyển, mềm mại vào trong chi tiết đồ dùng. Một chiếc ghế sofa êm ái, một chậu cây xanh, một vài nhành hoa tươi thậm chí một chiếc công tắc nhỏ đều có thể điểm xuyết cho ngôi nhà đầy mộng mơ mà vẫn giữ được tính thân thiện, tối giản của Scandinavian trong thiết kế nội thất. Không gian căn phòng phong cách thiết kế Scandinavian kết hợp nội thất với đa dạng hình khối.
Ánh sáng
Ánh sáng là điểm quan trọng nhất cần lưu ý khi thiết kế không gian theo phong cách Scandinavian. Sự kết hợp của những luồng sáng tự nhiên từ khung cửa sổ lớn hắt vào kèm với ánh sáng nhân tạo phân lớp sẽ là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau.
Tuy nhiên các thiết bị chiếu sáng cũng cần phải tối giản và trung tính để phù hợp với không khí ấm cúng của căn nhà. Các dòng đèn spotlight âm trần, panel light, downlight hoặc sensing light là những lựa chọn được khuyến khích sử dụng để kiến tạo phong cách Scandinavian trong thiết kế nội thất.
Nếu còn băn khoăn về các kiểu dáng đèn phù hợp trong việc bố trí căn hộ, bạn có thể tham khảo các bộ sưu tập đèn Olot, Duro, Valor của Simon để có thêm cảm hứng trang trí nội thất theo phong cách Bắc Âu Scandinavian.
Những ngôi nhà mang phong cách Scandinavian đều mang đến cho gia chủ và các thành viên trong gia đình sự ấm cúng, dễ chịu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cách tân một vài đặc điểm phù hợp để có được sự độc đáo, mới mẻ và thân thuộc với mình!
>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng trang trí nhà theo phong cách tối giản
Tin liên quan
Ánh Sáng Simon – Chìa Khóa Để Kết Nối Không Gian
Simon K3 – Những Ý Tưởng Cong và Hình Dạng Tự Do
Công Nghệ Đèn Chiếu Rọi Tiên Tiến