Nhà Phố Trong Làng? Công Tắc Ổ Cắm Simon Kể Câu Chuyện Văn Hóa Và Thời Đại

Đã từ lâu bản sắc của nhà ở Việt là vấn đề khiến giới kiến trúc sư trăn trở. Họ lật lên rồi lại gấp xuống, chỉnh sửa rồi tẩy xóa trong các bản vẽ ứng dụng hiện đại. Quá trình đô thị hóa kéo theo nhiều đổi thay, các yếu tố thuận tiện, thị hiếu đã được du nhập kết hợp với cái tính “cổ”, cái tính “văn hóa xưa” chuyển hóa nhà ở Việt trong làng xã, thôn xóm dưới hình hài khác phù hợp hơn.

Với đặc trưng hiện đại cộng với các yếu tố về cảnh quan nông thôn, kiến trúc nhà phố trong làng Việt với đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn quyện hòa vào thiên nhiên, kiến trúc chung của làng đang là xu hướng phổ biến tại nhiều địa phương.

Đặc trưng kiến trúc nhà ở mang bản sắc dân tộc

Thân thuộc và chứa các liên kết xã hội

Để thiết kế một căn nhà mang bản sắc dân tộc thì cần tổng hòa của bố cục, biểu tượng và các hình tượng nghệ thuật hàm súc. Người Việt xưa giàu tình cảm và triết lý vậy nên mỗi hình thái trong từng vật dụng, đồ vật đều ẩn chứa những ý nghĩa trí tuệ hoặc thấp thoáng tính nông nghiệp cũng như tinh thần đoàn kết gắn bó, keo sơn.

Gắn kết với thiên nhiên

Vẻ đẹp của nhà ở nông thôn chính là sự kết hợp kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Màu sắc và chất liệu của nó thường được tiệm cận với các yếu tố hữu cơ của cảnh quan thiên nhiên. Thêm vào đó, không gian biến đổi theo thói quen sinh hoạt cộng đồng, không gian kiến trúc được thiết kế bán kín, bán hở, đón gió, nắng và tạo nên những cửa mở đón nhận năng lượng trời đất.

nha-pho-trong-lang-cong-tac-o-cam-simon-ke-cau-chuyen-van-hoa-va-thoi-dai

Sự linh hoạt về bài trí không gian

Trên thực tế, cái tính chất của văn hóa, của bản địa được thể hiện trong kiến trúc Việt ảnh hưởng từ sinh hoạt, lối sống, suy nghĩ của nhân dân. Theo nhiều nghiên cứu, người Việt bao đời vẫn thực hành trong một “tâm thế hỗn giao” chiết trung.  Vì vậy, phong cách và chi tiết được tạc tạo ảnh hưởng, mang biểu trưng, chứa cái tính chất này. Các hoa văn hay đồ vật trang trí không nằm trong khuôn khổ rạch ròi giữa các quy tắc dứt khoát, mạnh mẽ hay uyển chuyển, mềm mại hoàn toàn. Tùy vào từng thời kì mà kiến trúc nhà ở có những ứng dụng thay đổi và thích nghi cho hợp lý.

Sự cách tân và chuyển hóa của nhà phố trong làng

Thời gian đổi thay, những xu hướng và thị hiếu của người dân cũng có nhiều thay đổi. Thay vì những ngôi nhà 3 gian, nhiều chái thì người ta lại thích chọn xây villa, biệt thự hay nhà tầng. Cái dân dã, cái bản sắc đã hanh hao dần và dường như làm biến đổi bộ mặt làng quê. Vậy nhưng nếu nhìn sâu hơn vào thực tế, làng không mất hoàn toàn mà được “mềm hóa” về chuẩn mực và nguyên tắc xã hội.

Những ngôi nhà được xây kiên cố nhưng vẫn giữ cái cá tính của làng xã với các chọn lựa về vật liệu xây dựng, vị trí đón gió hay hướng các phòng trong nhà. Vẻ đẹp dịu dàng của vườn hoa trên ban công xen lẫn với kiến trúc hiện đại thể hiện cái đáng yêu và lãng mạn của thôn quê Việt Nam.

nha-pho-trong-lang-cong-tac-o-cam-simon-ke-cau-chuyen-van-hoa-va-thoi-dai

Các kiến trúc sư tài năng không mạo muội khi thiết kế một ngôi nhà. Họ hiểu và yêu nét mộc mạc của chốn làng quê và cũng sắc sảo khi chọn lựa các chi tiết để cách tân trên cái hồn quê ấy. Bảo vệ thứ vốn được gọi là chất bản địa đôi khi không phải là sự sao chép hoàn toàn mà có lẽ là tạo ra một phiên bản mới mẻ hơn, cá tính hơn nhưng vẫn dung hòa với thiên nhiên, thời đại và địa điểm. Vì xét cho cùng, con người mới mang theo ký ức, mang theo văn hóa để sống với thời gian.

Người ra bàn nhiều về quy hoạch, bàn nhiều về cái phai nhạt của nông thôn qua các kiến trúc nhà ở đương đại nhưng có lẽ thời gian là thứ luôn dịch chuyển tịnh tiến và thẩm mỹ cũng như vậy. Ta có thể không giữ được toàn vẹn cái chất quê, cái chất giản dị của làng nhưng ta vẫn có thể nắm giữ được những điểm chạm kết nối với nét Việt tinh tế mà sáng tạo.

Những điểm chạm kết nối văn hóa và thời đại 

Điều gì làm nên kết nối của văn hóa và thời đại ngoài kiến trúc? Có lẽ chỉ cần là những điều nhỏ bé, đơn giản mà giàu tính dẫn truyền, biểu tượng thôi. Một bộ bàn ghế, một bức tranh, một bình hoa hay một vài họa tiết hoa văn trên bức tường nhà? Hoặc thậm chí là những chiếc công tắc ổ cắm vốn mang biểu trưng của sự kết nối và gắn kết. 

Nhịp chuyển động của thời gian, sự chuyển giao của thiên nhiên, sự giao thoa của truyền thống, hiện đại được nghiên cứu và định hình cảm xúc trong mỗi nút nhấn chạm là điều Simon đã tạo ra một cách rất tinh tế, nhẹ nhàng và đầy rung cảm. Thương hiệu khám phá chính tâm thức của người Việt để thực sự mang những sản phẩm độc đáo giàu tính bản địa ứng dụng vào các căn nhà phố trong làng.

nha-pho-trong-lang-cong-tac-o-cam-simon-ke-cau-chuyen-van-hoa-va-thoi-dai

Simon có 3 màu chủ đạo ở các dòng sản K1, K3, S5, S6, i7, E6. Mỗi dòng lại là biểu trưng của một cảm thức sâu xa về không gian và thời gian. Nếu như K1 mang dáng dấp của nét đẹp uyển chuyển phương Đông thì K3 mang nét đẹp khoáng đạt mà vẫn mềm mại đậm chất thơ. S5 là sự chuyển giao nhịp nhàng giữa truyền thống với hiện đại, cầu nối của quá khứ và tương lai. S6, i7, E6 lại sở hữu những đặc điểm hướng tới phong cách thanh lịch, trang nhã. Tùy vào mục đích hướng đến trong không gian nhà ở mà khách hàng sẽ lựa chọn được các dòng công tắc ổ cắm riêng biệt tương ứng.

Sự hòa nhịp của thời đại còn có thể được thể hiện qua các sản phẩm từ dòng công tắc ổ cắm V8. Đây là sản phẩm cao cấp với đa dạng chất liệu có thể ứng dụng như kính, đá, kim loại,… Màu sắc của V8 cũng được sản xuất đa dạng và độc đáo. Khách hàng vừa có thể tận hưởng “thế giới” tiện nghi mà vẫn có thể chìm đắm vào không gian lãng mạn đậm chất thiên nhiên. 

nha-pho-trong-lang-cong-tac-o-cam-simon-ke-cau-chuyen-van-hoa-va-thoi-daiĐi tìm một kiến trúc hoàn toàn thôn quê có lẽ là bài toán không thể thực hiện được ở hiện tại. Vậy nhưng với tất cả chữ tình, chữ nghĩa mà người dân quê đã gìn giữ từ hàng ngàn đời nay và sự tiếp nối của những giao thoa văn hóa thời đại, một ngôi nhà phố trong làng vẫn đậm đà cái chất Việt Nam là điều hoàn toàn có thể thực hiện.

>> Chi tiết các sản phẩm công tắc ổ cắm Simon xem tại đây: https://simon.vn/cong-tac-o-cam/

PhonePhone

tel

MessageMessage

sms