Nội dung chính
Cảm hứng tạo nên sức sáng tạo cho con người dẫu đó là không gian quen thuộc như ngôi nhà của bạn hay những nơi chốn cần tập trung cao như văn phòng làm việc. Kiến trúc và nội thất đã và đang tạo nên những thay đổi thú vị với sự chuyển giao tinh tế giữa cái mới và cái cũ, sự linh hoạt và độc đáo. Trong những cải tiến đó, thiết kế theo quy luật bất đối xứng được mang đến từ những sắp đặt giàu trải nghiệm và hấp dẫn.
Một số quy luật trong thiết kế không gian
Mỗi không gian thiết kế hiện đại đều tuân theo một quy luật cụ thể nào đó. Nó góp phần tạo nên một kiến trúc đồng bộ và thống nhất dựa trên cơ sở của khoa học.
Quy luật cân bằng
Không gian nội thất được tạo nên từ việc chọn lựa những kích thước và tỉ lệ phù hợp. Bên cạnh đó, trong thiết kế hiện đại, màu sắc, ánh sáng cũng như các sản phẩm trang trí thường hòa quyện và tôn tạo nên sức hút. Quy luật cân bằng định hình không gian và tạo nên những góc độ không gian chuẩn chỉnh, thuận mắt.
Nguồn ảnh: Internet
Quy luật nhịp điệu
Sự lặp lại có chủ ý tạo nên những dịch chuyển và tầm nhìn cho không gian. Nguyên tắc về bố cục, màu sắc, hình dạng mang đến sự hài hòa và điểm nhấn của căn phòng. Vận dụng quy luật nhịp điệu sẽ giúp chủ sở hữu có được cảm giác êm dịu hoặc sống động, nhịp sống vận hành theo cá tính hiện hữu trong thiết kế đó.
Nguồn ảnh: Internet
Quy luật hài hòa
Kết hợp và tương phản là hai thủ pháp sử dụng trong quy tắc hài hòa để biến vật liệu, phong cách, màu sắc của kiến trúc được tự do, thể hiện tính độc bản mà vẫn giữ được các nguyên tắc khoa học trong thẩm mỹ.
Sự hài hòa không nhất thiết phải đồng điệu và san bằng mọi thứ, sự hài hòa đôi khi là đối lập và xen kẽ giữa màu sắc (nóng, lạnh); hình dạng (vuông, tròn) hay đường nét (thẳng, cong),… Phải chẳng điều này tạo lập nên sự độc đáo và sức hút qua nhiều thế kỉ khiến quy luật này chưa bao giờ bị lỗi mốt.
Nguồn ảnh: Internet
Quy luật tỷ lệ
Tỷ lệ là quy tắc yêu cầu sự đo đếm thông qua hình dạng, màu sắc và kích thước. Sự điều chỉnh phù hợp các yếu tố sẽ tạo nên không gian tổng duyên dáng, dễ chịu cho chủ sở hữu. Những ngôi nhà, căn phòng ứng dụng cách thiết lập tỷ lệ sẽ luôn tạo ra các sắc thái mê hoặc đối với người ngắm nhìn.
Nguồn ảnh: Internet
Tìm kiếm “chân dung” không gian bất đối xứng độc đáo
Bất đối xứng không phải là một quy luật tách rời các nguyên tắc căn bản của thiết kế. Bất đối xứng được hiểu như cách vận hành biện chứng của các quy tắc vốn có. Bởi vậy, nếu thiếu đi tính đối ngược thú vị thì ngay cả một thiết kế đẹp cũng không thể hiện được sự sáng tạo và độc đáo.
Với các quy luật cơ bản được giới thiệu ở trên, dù là quy luật cân bằng, nhịp điệu, hài hòa hay tỷ lệ cũng sẽ có những điểm mút khiến kiến trúc sư có thể thay đổi phù hợp, tạo sự chênh lệch nhưng vẫn cuốn hút.
Nguồn ảnh: Internet
Tuy nhiên, để không vượt qua khái niệm “bất đối xứng” và trở thành tính “cọc cạch”, “thừa thãi” hay “xô lệch”, “lộn xộn”, thiết kế cần phải có sự đa dạng, thống nhất, đều đặn, trật tự cũng như sự tương quan thiết yếu.
Đa dạng và thống nhất trong không gian bất đối xứng
Phong cách tạo ra cho một không gian nội thất có thể giản dị, có thể sang trọng, có thể duyên dáng, có thể hoài cổ và trầm lắng. Bất đối xứng tạo đường cong mềm mại, đan xen với đường thẳng khúc khuỷu trúc trắc mà đầy dụng ý.
Nguồn ảnh: Internet
Tuy nhiên không vì thế mà không gian thiếu đi tính đồng bộ, thống nhất trong việc vận dụng quy tắc. Một mảng tường với những viên gạch cài cắm khác lạ, sự chênh lệch về kích thước ô cửa sổ trong cùng một căn phòng nhưng sự kết nối của ổ cắm công tắc với tone màu đồng điệu sẽ liên kết chúng lại với nhau. Những điểm nhấn nhỏ nhưng được kê đặt khéo léo sẽ khiến không gian có sự hòa hợp, thống nhất thú vị.
Đều đặn và trật tự trong không gian bất đối xứng
Không nên hiểu bất đối xứng là sự ngẫu hứng mà coi bất đối xứng như cách bài trí khác biệt của quy luật cân bằng, nhịp điệu, hài hòa, tỷ lệ,… Như vậy, kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất sẽ dễ dàng ứng dụng nguyên tắc để chuyển thể thành các không gian nghệ thuật tinh tế.
Bất quy tắc có lẽ sẽ vừa có cái đơn giản khi nắm bắt tính chất vô định hình. Không cần tuân theo sự căn chỉnh chi li, sự chuẩn xác đến từng cm hay sự đổ màu đồng đều. Bất quy tắc tồn tại ở trong việc thách thức các giới hạn sáng tạo và chấp nhận một không gian không mấy hoàn hảo. Vậy nhưng vẻ đẹp của bất quy tắc vốn dĩ không đơn thuần là “thế nào cũng được”. Bất quy tắc nhưng luôn cần sự liền mạch và tuân theo tính chất đều đặn, trật tự. Như thế, thực chất sự bất đối xứng vừa là môi trường của sáng tạo cũng vừa là môi trường sống của khoa học thị giác.
Các thiết bị sử dụng trong nội thất theo đó cần sự chọn lựa kỹ lưỡng hơn bởi chính nó cũng là một phần của nguyên tắc sắp xếp đòi hỏi nhiều sự tinh tế này.
Tương quan trong không gian bất đối xứng
Âm hưởng của không gian kiến trúc nằm trong ngay cả tương quan, những mối quan hệ không ràng buộc về vị trí, thứ tự. Đó có thể là cảm giác an yên với cách sắp xếp chiếc ghế bành mây bên cạnh một ô cửa hình vuông hướng xuống vườn. Đó cũng có thể là một nguồn cảm hứng đầy hứng khởi tạo nên từ những chiếc đèn xếp lệch chiếu rọi trên một bức tranh đương đại.
Bất đối xứng không rời rạc mà quyện hòa và đầy tính liên kết. Đó là khi những cấu trúc hình học, ánh sáng và chất liệu đã chặt chẽ đến nỗi không thể tách rời. Dẫu mới lạ, độc đáo nhưng tính kết nối nhịp nhàng và cái đối nghịch thuận mắt khiến bất đối xứng trở thành xu hướng và trào lưu trong kiến trúc hiện đại.
Từ sự trân trọng và nâng niu những điều khác biệt mà đầy tinh tế như thế, Simon mang đến các sản phẩm ứng dụng trong không gian bất đối xứng độc đáo. Một chiếc công tắc nhỏ hay một dải đèn spotlight đều không chỉ thỏa mãn về công năng mà còn tôn lên những giá trị thẩm mỹ phong cách.
Khám phá thêm về Simon bằng cách truy cập website https://simon.vn/ hoặc liên hệ vào hotline: 0968 111 900.
Tin liên quan
9 Ứng Dụng Lắp Đèn Ốp Trần Viền Trang Trí Cảm Biến Simon Trong Không Gian
Ánh Sáng Simon – Chìa Khóa Để Kết Nối Không Gian
Simon K3 – Những Ý Tưởng Cong và Hình Dạng Tự Do