Nội dung chính
Công tắc là một thiết bị vô cùng quan trọng trong gia đình. Lắp đặt công tắc sao cho dễ dàng sử dụng, tiện lợi cho mọi thành viên trong gia đình là điều được rất nhiều người quan tâm. Để phục vụ cho mục đích đó, thay vì chỉ sử dụng công tắc bật tắt thông thường, công tắc trung gian đã được sử dụng rộng rãi để mang đến trải nghiệm sử dụng điện đơn giản, dễ dàng hơn cho các căn nhà hiện đại. Cùng Simon tìm hiểu cách đấu công tắc trung gian chi tiết nhất qua bài viết dưới đây:
Phân biệt công tắc trung gian và các dòng công tắc khác
Công tắc có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể phân loại chúng theo chức năng để có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn lắp đặt cho gia đình. Cách phân loại này chia các dòng công tắc thành công tắc thông thường (công tắc một chiều, công tắc hai chiều) và công tắc trung gian, cụ thể như sau:
Công tắc một chiều
Đây là thiết bị có một hạt công tắc có phím nhấn và được gắn trực tiếp vào đèn/ thiết bị cần điều khiển. Ứng dụng của loại công tắc thường cho các mạch điện đơn giản với khoảng cách gần như quạt trần, đèn phòng ngủ,…
Công tắc hai chiều
Công tắc hai chiều có cấu tạo phức tạp hơn công tắc 1 chiều tuy nhiên nó lại rất hữu ích và được ứng dụng nhiều trong gia đình. Đặc biệt nhất là đối với các ngôi nhà sử dụng đèn cầu thang hay bố trí đèn ngủ trần thì trải nghiệm mang lại của công tắc hai chiều sẽ vô cùng tiện ích. Nguyên lý hoạt động của công tắc hai chiều sẽ giúp một thiết bị được kết nối hai đầu, dễ dàng bật tắt linh hoạt dù ở hai vị trí khác nhau.
Công tắc trung gian
Đối với nhu cầu điều khiển thiết bị với từ 3 vị trí khác nhau thì các bạn nên lựa chọn công tắc trung gian cho ngôi nhà của mình. Công tắc loại này rất linh hoạt, sử dụng an toàn tuy nhiên cách lắp đặt của nó có cầu kì hơn các dòng công tắc khác.
>> Xem thêm: Nguyên tắc bố trí công tắc trong gia đình
Nguyên lý hoạt động và cách đấu công tắc trung gian
Thực chất công tắc trung gian là công tắc 2 chiều được đấu nối và lắp đặt theo sơ đồ điện nhất định. Vì vậy bảng điện nối của loại công tắc trung gian cần có sự hiểu biết và tay nghề thợ cao để không xảy ra tình trạng đấu dây bị chập cháy điện.
Công tắc trung gian bao gồm bốn điểm nối đầu cuối để thay đổi dòng điện từ mạch này sang mạch khác. Kết nối và hoạt động của công tắc trung gian được minh họa như sau:
Mạch bao gồm một công tắc hai chiều ở mỗi đầu (công tắc trên; dưới) và một công tắc trung gian ở giữa. Tất cả ba công tắc được kết nối với nhau bằng dây cáp ba lõi và dây tiếp đất. Lưu ý rằng dây kết nối với các đầu cuối được nối thẳng qua công tắc trung gian bằng đầu nối cáp.
Tất cả các dây nối đất phải kết nối với đầu dây tiếp đất trong hộp mặt sau của công tắc. Vậy nên nếu bạn đang sử dụng công tắc kim loại thì phải có một vòng lặp từ đầu nối đất nguồn đến đầu nối đất trên tấm công tắc.
Mạch này có thể được mở rộng thành mạch chuyển với bốn, năm,… vị trí khác nhau bằng cách thêm các công tắc trung gian bổ sung ở bất kỳ đâu dọc theo cáp điều khiển.
Trên thị trường hiện nay Simon đang cung cấp nhiều mẫu công tắc trung gian đa dạng về kích thước, đặc sắc về mẫu mã. Các dòng sản phẩm đảm bảo mang đến sự tiện nghi cho không gian sống và nâng tầm kiến trúc với sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Đặc biệt tính ứng dụng của các dòng sản phẩm công tắc Simon đã được minh chứng trong các dự án, công trình cao cấp như Vinhomes Grand Park, Flamingo Đại lải, Mipec Rubik 360,… cũng như các căn hộ, ngôi nhà yêu thích phong cách sống hiện đại, sang trọng.
Cần lưu ý rằng quá trình lắp đặt, đấu điện công tắc trung gian tuy không phải quá phức tạp nhưng lại dễ nhầm lẫn sơ đồ điện vì vậy bạn cần phải tham khảo ý kiến hoặc nhờ trợ giúp của một người thợ điện giỏi khi thao tác. Ngoài ra cũng chú ý khâu chuẩn bị đảm bảo sạch bụi trong đế ổ điện, lựa chọn loại cáp điện thực sự chính xác nhé.
Tin liên quan
9 Ứng Dụng Lắp Đèn Ốp Trần Viền Trang Trí Cảm Biến Simon Trong Không Gian
Ánh Sáng Simon – Chìa Khóa Để Kết Nối Không Gian
Simon K3 – Những Ý Tưởng Cong và Hình Dạng Tự Do